Nhà thờ họ chữ Đinh – Kiến trúc độc đáo của người dân Nam Bộ

Trên các vùng đất Nam Bộ, đất đai bạt ngàn, nắng gió quanh năm, các bậc tiền nhân đã làm nên những căn nhà thờ họ chữ đinh ba gian 2 chái, mang dấu ấn quê nhà miền Trung. Đó là kiểu nhà gồm một nhà trên và một nhà dưới, mà ngày nay còn thấy ở các tỉnh miền Đông Nam bộ và một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long như Tiền Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, An Giang…

Nhà thờ họ chữ Đinh - Kiến trúc độc đáo của người dân Nam Bộ
Nhà thờ họ chữ Đinh – Kiến trúc độc đáo của người dân Nam Bộ

Thế nào là nhà thờ họ chữ Đinh theo tiếng Hán

Nhà thờ họ chữ đinh phân rõ hai khu vực: nhà trên nằm ngang, nhà dưới nằm dọc hông và liền kề sao để hai đòn dông của hai nhà thẳng góc với nhau tạo thành hình dạng chữ đinh (J) hay hình dạng chữ T. Có khi nhà dưới cách nhà trên một thảo bạt hay mái ngang. Biến thể kiểu nào thì trông cũng thấy cân xứng, rõ dạng chữ đinh.

Nếu nhà dưới nằm bên hông phải thì gọi là đinh thuận, lưỡng hợp một âm, một dương không quá chú trọng vào chi tiết, quy tắc kiến trúc bởi lẽ dạng nhà chữ đinh tự nó đã là một ngang một dọc, tức là đã hội đủ một âm một dương (cái đạo vợ chồng, hiểu rộng ra là của trời đất, vũ trụ càn khôn).

Đặc điểm công năng của nhà thờ họ chữ Đinh

Nhà trên luôn chiếm vị trí và diện tích ưu tiên nhất vì là nơi để phòng thờ cúng và tiếp khách, đồng thời cũng là nơi nghỉ ngơi của các thành viên nam giới trong gia đình. Thông thường nhà ba gian hai chái thì gian giữa thờ thần phật, hai gian bên thờ ông bà, cha mẹ. Phòng khách chiếm toàn bộ không gian phân nửa phía trước của nhà trên.

Nhà thờ họ chữ Đinh - Kiến trúc độc đáo của người dân Nam Bộ
Nhà thờ họ chữ Đinh – Kiến trúc độc đáo của người dân Nam Bộ

Hai gian chái phần phía sau là hai buồng ngủ. Không gian chạy dọc ba gian sau bàn thờ thường là kho lưu giữ tài sản quý của gia đình, nhưng nhiều khi cũng dùng làm phòng ngủ. Cách bố trí bàn ghế, đi văng, tủ… tùy theo gia chủ nhưng hầu hết đều giống nhau như bộ bàn ghế chính giữa, hai bên kê đi văng hay bộ phản. Và dù ở gian nào cũng luôn có gió trời, mát về mùa nóng mà ấm cúng về mùa lạnh.

Nhà họ chữ đinh có sân tương là nhà có nhà trên và nhà dưới cách nhau bằng một sân hẹp và dài, có chiều rộng từ 2-3 mét. Chiều dài sân bằng chiều dài nhà dưới và cả chiều sâu nhà trên. Khoảng sân lộ thiên nhỏ này được nối với nhau bằng hành lang có mái che. Mặt sân luôn thấp hơn mặt sàn nhà trên và nhà dưới.

Thế nào là nhà họ chữ Đinh truyền thống ở Nam Bộ

Đặc điểm của nhà thờ họ chữ đinh là cửa cái của nhà trên trổ ở chiều dài của ngôi nhà, còn cửa cái của nhà dưới trổ ở chiều rộng (tức ở đầu hồi nhà), do đó cửa cái hai căn nhà trên và nhà dưới đều mở ra cùng một hướng, có chung mái hiên trước, tạo sự đồng nhất cho toàn bộ ngôi nhà. Kiến trúc nhà chữ đinh thể hiện ý thức về trật tự phong kiến rất rõ.

Nhà trên quan trọng vì là nơi thờ cúng tổ tiên nên thường bề thế, cao hơn nhà dưới, đây cũng là nơi sinh hoạt chủ yếu của nam giới. Nhà dưới là nơi ở chung của gia đình, nơi sinh hoạt thường xuyên của phụ nữ. Dù nhà bằng vật liệu bán kiên cố hay kiên cố, phần lớn nhà chữ đinh tại đều thuộc dạng nhà thờ họ chữ đinh có cầu nối đặc trưng của miền Trung, tức là nhà có phần trung gian nối vách và mái giữa nhà trên và nhà dưới thành một tổng thể chứ không tách rời nhau.